Chóng mặt khi mang thai là một hiện tượng thường thấy của các mẹ bầu, tuy nhiên khi gặp hiện tượng này vào các thời điểm như 3 tháng đầu, 3 tháng giữa của thai kỳ kèm các triệu chứng khác thì các mẹ bầu phải đặc biệt chú ý.
Thời kỳ mang thai rất nhạy cảm, sức đề kháng của chị em sẽ yếu dần đi chính vì thế bất kỳ những dấu hiệu, thay đổi lạ nào đều khiến không ít người hoang mang và vô cùng lo lắng. Trong rất nhiều thay đổi đó có tình trạng chóng mặt khi mang thai. Vậy thực chất hiện tượng chóng mặt khi mang thai có bình thường không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của các thai phụ không?
Hiện tượng chóng mặt khi mang thai ở bà bầu
Các chuyên gia y tế cho biết, sự thay đổi của hormon trong thai kỳ là thủ phạm chính dẫn đến tình trạng chóng mặt khi mang thai. Bởi những hormon xuất hiện trong thai kỳ sẽ kích thích mạch máu co giãn để tăng lượng máu lưu thông đến nuôi dưỡng thai nhi, chính điều này khiến huyết áp giảm và bà bầu bị hoa mắt chóng mặt.
Những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chóng mặt ở bà bầu
Hiện tượng chóng mặt khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
Thiếu chất: nếu không ăn uống đủ chất khi mang thai các mẹ bầu rất dễ có nguy cơ bị hạ đường huyết từ đó gây hoa mắt, chóng mặt hoặc dẫn đến ngất xỉu.
Thiếu máu: mang bầu, lượng máu phải tăng lên gấp rưỡi so với bình thường để có đủ dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi. Nếu lượng máu không đủ thì oxy đến não cũng như tới các hệ cơ quan khác của cơ thể bị giảm và gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Khi này các mẹ cần tìm cách bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt để lượng máu nhanh chóng hồi lại.
Thay đổi tư thế quá nhanh: khi ngồi lâu 1 chỗ máu sẽ dồn xuống phần dưới của cơ thể nên nó không thể điều chỉnh lại ngay lập tức khi bạn đứng lên vì vậy huyết áp sẽ giảm nhanh và gây hoa mắt, chóng mặt.
Nhiệt độ cao: khi phụ nữ mang thai ngồi lâu trong căn phòng nóng hoặc tắm nước nóng quá lâu khiến các mạch máu bị giãn ra nhanh chóng cũng gây đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
Thở gấp: việc đi bộ, luyện tập nhiều khi mang thai hay lo lắng, stress quá mức cũng gây ra tình trạng chóng mặt và hoa mắt.
Chóng mặt khi mang thai là biểu hiện bệnh gì?
Nếu mẹ bầu mà bị chóng mặt và choáng váng liên tục, mắt hoa đi, ngất xỉu đột ngột thì nên đi khám vì khi này hiện tượng chóng mắt sẽ không chỉ dừng lại là một hiện tượng sinh lý hoặc một thay đổi thông thường, các mẹ bầu nên chú yếu theo dõi để nhận dạng đúng đắn và cần thiết.
Chóng mặt kèm theo tình trạng chảy máu âm đạo cũng cần đặc biệt lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
Trên thực tế, mẹ bầu có thể bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nên việc trang bị những kiến thức để xử lý hiện tượng này là cực kỳ cần thiết.
Lưu ý khi gặp hiện tượng chóng mặt khi mang thai
Việc đầu tiên cần làm khi bị chóng mặt lúc mang thai đó là nằm xuống hoặc ngồi xuống ngay khi cơn chóng mặt ập đến để không bị ngã giúp bảo toàn sức khỏe và thai nhi.
Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu 1 chỗ mà phải thường xuyên di chuyển qua lại để cho khí huyết lưu thông dễ dàng và đầy đủ.
Tránh căng thẳng và mệt mỏi, hãy giữ cho tâm trạng luôn phấn chấn, thoải mái, lạc quan,
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể: việc làm này là vô cùng cần thiết vì thiếu chất cũng là nguyên nhân gây đến tình trạng chóng mặt lúc mang thai. Trong rất nhiều loại thực phẩm thì các mẹ bầu nên làm thân với nhóm thực phẩm giàu vitamin C vì chúng giúp cơ thể tăng cường hấp thụ chất sắt, kích thích quá trình tái tạo máu cho cơ thể. Bên cạnh đó các mẹ bầu nên ăn nhiều loại rau xanh, các chất xơ để hệ tiêu hóa làm việc ổn định, sức đề kháng cũng được tăng cường hơn.
Mong rằng với những thông tin về hiện tượng chóng mặt khi mang trên đây đã giúp ích cho các mẹ bầu trong việc theo dõi và xử lý hiện tượng bất thường này, Mọi vấn đề thắc mắc hãy chọn ô tư vấn phía dưới sẽ được giải đáp đầy đủ và chính xác.
Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu vì bác sĩ phụ khoa của phòng khám phụ khoa Thái Hà sẽ trả lời mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh và chính xác. Hãy nhấp vào bảng bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.