Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Khám phụ khoa có đau và tổn thương vùng kín không?

Điểm trung bình: 8.0 / 10 (831 lượt đánh giá)

Chào bác sĩ, tôi năm nay 26 tuổi và chuẩn bị kết hôn. Tôi chưa từng mắc bệnh lý về phụ khoa và cũng chưa có kinh nghiệm đi khám phụ khoa ở đâu cả. Bạn bè tôi khuyên trước khi kết hôn nên đi khám và kiểm tra xem sức khỏe sinh sản mình có ổn không. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi khám phụ khoa thế nào? Có đau và tổn thương vùng kín không? Mong nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ. Tôi xin cảm ơn!

( Thu Trang – Nam Định )

Trả lời:

Xin chào bạn Thu Trang, lời đầu tiên chúng tôi cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho phòng khám Thái Hà.

Cuộc sống hiện đại ngày nay, việc người phụ nữ biết chăm lo cho sức khỏe của mình là hết sức quan trọng. Bởi khi chị em chủ động khám và biết được tình trạng sức khỏe của mình ra sao thì sẽ có thể điều trị kịp thời và ngăn ngừa được các biến chứng bệnh nặng hơn .

Trùng hợp là cũng có khá nhiều người cùng thắc mắc với bạn khi họ chưa có kinh nghiệm đi khám phụ khoa bao giờ và rất sợ khi đi khám sẽ làm đau vùng kín. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn Trang và những bạn đọc khác về vấn đề này.

Khám phụ khoa thế nào?

Khám phụ khoa là khám bộ phận sinh dục của người phụ nữ như vùng âm đạo, tử cung, buồng trứng,…để phát hiện xem có xuất hiện bất thường cũng như viêm nhiễm phụ khoa nào không từ đó kịp thời chữa trị bệnh.

khám phụ khoa

Việc khám phụ khoa định kỳ đang trở nên phổ biến ở nữ giới đặc biệt là phụ nữ chuẩn bị lập gia đình như bạn Trang.

Quy trình khám phụ khoa

Tùy vào từng cơ sở y tế chuyên khoa mà các bác sĩ sẽ có những bước thăm khám khác nhau nhưng thông thường sẽ theo 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thăm khám cơ quan sinh dục ngoài

Với bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám cơ quan sinh dục ngoài của người bệnh xem có biểu hiện mẩn đỏ, loét hay tổn thương nào không

Bước 2: Khám vùng kín bên trong bằng mỏ vịt

Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng kín bằng dụng cụ có hình mỏ vịt đã được sát trùng và bôi trơn nhằm mở rộng âm đạo để dễ dàng quan sát bên trong. Các mẫu dịch ở vùng âm đạo và cổ tử cung sẽ được các bác sĩ đem xét nghiệm để xác định bệnh.

Bước 3: Kiểm tra tử cung

Sau đó, bác sĩ sẽ dùng 1 hoặc 2 ngón đã được đeo găng tay trong khi đó một tay kia bác sĩ sẽ ấn nhẹ vào vùng bụng dưới để kiểm tra xem:

Kích thước, hình dạng và vị trí tử cung.

Tử cung có đang mở rộng hay không.

Sự xuất hiện của các khối u.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nếu thấy sưng ống dẫn trứng.

Dấu hiệu viêm nhiễm nếu có cảm giác đau.

Bước 4: Kiểm tra trực tràng

Bước cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và trực tràng nhằm xem có sự xuất hiện của khối u nào hay không.

Sau khi hoàn thành xong các bước thăm khám phụ khoa, bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm khác nếu cần. Khi đã có đủ các chuẩn đoán xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được chắc chắn tình trạng bạn đang mắc phải và có hướng điều trị thích hợp.

Những lưu ý trước và sau khi khám phụ khoa

Trước khi khám phụ khoa:

Trước khi đi khám 1 ngày, chị em không nên dùng dung dịch vệ sinh để thụt rửa quá sâu vào âm đạo để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Chỉ cần rửa bình thường bằng nước sạch bên ngoài âm hộ là được.

Kế hoạch thăm khám bệnh phụ khoa nên hoãn lại nếu bạn đang trong kỳ kinh nguyệt. Thời điểm tốt là khi sạch kinh 3 ngày và nên đi khám vào buổi sáng

Không nên quan hệ tình dục hay có bất kỳ chèn ép nào lên âm đạo trước khi đi khám 1 đến 2 ngày.

Không nên sáng bằng những thức ăn nhiều dầu mỡ và không nên ăn quá no. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết quả thăm khám.

Mặc trang phục thoải mái và phù hợp để thuận tiện cho việc thăm khám.

Trước khi đi khám nên biết chính xác những gì bạn thắc mắc và muốn được tư vấn để buổi thăm khám đạt hiệu quả.

Sau khi khám phụ khoa:

Kết quả xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu thường có ngay sau 30 phút hoặc vài tiếng, xét nghiệm tế bào cổ tử cung sẽ có sau vài ngày tùy vào từng cơ sở y tế.

Phụ nữ nên đi khám phụ khoa ít một năm một lần.

Nên liên hệ với bác sĩ phụ khoa nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm nào về sức khỏe sinh sản của mình hoặc nếu có dấu hiệu và triệu chứng bất thường.

Khám phụ khoa có đau và tổn thương vùng kín không?

Phần chị em phụ nữ thường coi nhẹ việc khám phụ khoa vì sợ đau hoặc ngại ngùng khi phải đi thăm khám bên ngoài.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, các bước trong quy trình khám cơ quan sinh sản khá đơn giản nên hoàn toàn không gây ra những đau đớn và tổn thương vùng kín như bạn nghĩ. Đặc biệt là khi đi khám tại những địa chỉ uy tín, chất lượng và an toàn sẽ không gây cảm giác đau cho người bệnh.

Vì vậy việc khám phụ khoa có đau hay tổn thương vùng kín hay không còn phụ thuộc vào nơi bạn đến thăm khám có trang thiết bị hiện đại chất lượng hay tay nghề chuyên môn của bác sĩ khám có đảm bảo không.

Nếu bạn ở Hà Nội hay các khu vực lân cận hãy đến trực tiếp phòng khám phụ khoa Thái Hà tọa lạc tại 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, thiết bị máy móc hiện đại sẽ giúp bạn có được kết quả thăm khám chính xác.

Trên đây là những thông tin hữu ích cho bạn Trang cũng như chị em phụ nữ đang bận tâm về việc đi khám phụ khoa. Hy vọng rằng bài viết trên có thể khiến chị em tự tin hơn và bỏ qua những nỗi sợ không đáng có và tìm cho mình một địa chỉ khám phụ khoa an toàn và chất lượng. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ câu hỏi nào khác, chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn. Bạn có thể gọi điện đến phòng khám hoặc nhấp chuột vào khung tư vấn bên dưới để nhận sự tư vấn trực tuyến từ các bác sĩ tại phòng khám.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám